Biện pháp thi công móng nhà liền kế được áp dụng như thế nào?

Nhà liền kề hay còn được gọi là nhà phố đây là những công trình kiến trúc tương đối hẹp và nằm san sát nhau. Để thi công nhà liền kề có rất nhiều yếu tố đặc thù, nhà thi công cần phải nắm bắt rõ ràng và kĩ lưỡng để đảm bảo tất cả các quá trình thi công công trình thật an toàn và chất lượng. Hãy cùng theo dõi bài viết này để nắm rõ về các phương pháp và biện pháp thi công móng nhà liền kề.

Các loại móng nhà liền kề thông dụng hiện nay

bien-phap-thi-cong-mong-nha-lien-ke

          Móng nông: Đây là loại móng được đặt trực tiếp trên nền đất, móng top-base hoặc cọc tre. Ưu điểm của loại móng này chính là rất dễ thi công, không gây nhiều ảnh hưởng đến nhà liền kề, và tốn rất ít chi phí. Tuy nhiên, nhược điểm của loại móng này chính là có sức chịu tải rất kém, không thể xây được nhà nhiều tầng, do đất nền yếu nếu quyết định xây nhà từ 4 tầng trở lên thì không thể sử dụng móng nông.

          Móng cọc: hiện nay loại móng cọc được sử dụng phổ biến nhất chính là móng cọc ép. Ưu điểm của loại này chính là có thể xây dựng nhà nhiều tầng, chịu được tải trọng lớn. Nhược điểm của loại móng này chính là dễ làm cho nhà bị bong nền, lún, nứt, chuyển dịch, đội nền đặc biệt là với trường hợp xây nhà trên nền đất cứng hoặc đất sét.

Khi tiến hành thi công móng nhà liền kề sẽ gặp một số trường hợp như sau

          Xuất hiện những vết nứt trên tường nhà dẫn đến tình trạng nhà bị thấm hoặc dột.

          Khi thi công dầm móng không đảm bảo kết cấu.

          Khi sử dụng các máy móc trong hỗ trợ quá trình thi công gây ra tiếng ồn, ảnh hưởng đến xung quanh.

          Hệ thống đường dây âm tường dễ bị tình trạng rò rỉ điện.

          Hệ thống cấp thoát nước dễ bị vỡ gây mất an toàn khi sử dụng.

Những biện pháp thi công móng nhà liền kề

          Cần phải tuân thủ luật lệ xây dựng: Luật xây dựng chính là những nguyên tắc đặt ra để nhà thầu tuân thủ theo nhằm đảm bảo an toàn và khi sử dụng đạt được hiệu quả cao, cần chú trọng những yếu tố về độ cao, và khoảng cách, cùng bảo đảm quyền lợi của các quyền lợi của công trình xung quanh không được phạm phải khi tiến hành. Đồng thời cần phải khảo sát, và đánh giá mặt bằng thi công, lập hồ sơ hiện trạng hiện tại của các công trình xung quanh trước khi thi công xây dựng móng nhà liền kề và giải quyết có khả năng xảy ra về sau. Nếu phát hiện ra vấn đề sự cố nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến chất lượng của công trình cần phải dừng lại việc thi công để các cơ quan có thẩm quyền thực hiện giám định. Nếu gây ra thiệt hại to lớn thì nhà đầu tư cần phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

bien-phap-thi-cong-mong-nha-lien-ke

          Sử dụng những giải pháp thiết kế an toàn: Tùy vào tính chất từng công trình sẽ có các cách thi công khác nhau để đạt được lợi ích cao nhất. Để tránh những tình trạng gây ảnh hưởng nhiều đến các công trình xung quanh, các cơ quan có thẩm quyền cần giám sát theo dõi chất lượng công trình để kịp thời cảnh báo để tìm ra phương pháp giải quyết hiệu quả nhất. Người dân cần báo cho cơ quan chức năng có thẩm quyền nếu công trình xảy ra sự cố nhằm để đơn vị đang thi công công trình có biện pháp giải quyết vấn đề một cách hợp lý.

          Cần chọn ra phương pháp thi công hợp lý nhất: Cần phải đưa ra phương pháp thi công tốt nhất để mang đến kết quả tối ưu nhất cho công trình đang thi công. Nếu cách thi công công trình không phù hợp, dù xảy ra bất kì tình trạng nào khi tiến hành thi công công trình đều sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng của công trình đó.

          Sử dụng cọc khoan nhồi chính là biện pháp thi công hàng đầu cho nhà liền kề: vì có sức chịu tải lớn, việc sử dụng cọc khoan nhồi trong thi công sẽ có độ dung chấn nhỏ, cũng không xảy ra tình trạng đẩy các cọc chắn xung quanh qua hai bên, không gây nứt lún nhà liền kề vì không gây ra hiện tượng trồi đất. Việc thi công này cần phải được thi công giám sát bởi những kỹ sư có trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm.

Những điều cần lưu ý khi thi công móng nhà liền kề

          Cần sử dụng những biện pháp an toàn và giữ khoảng cách đảm bảo cho nhà liền kề.

          Hệ thống giàn giáo khi được đưa vào sử dụng cần đảm bảo đạt tiêu chuẩn

          Công tác đào móng khi thi công chỉ được diễn ra khi đã được khảo sát và đánh giá chi tiết các công trình xung quanh có liên quan.

          Cần chuẩn bị hồ sơ chi tiết thi công đầy đủ.

Lời kết

Qua bài viết này chúng tôi đã cung cấp đến các đọc giả những thông tin chi tiết và quan trọng về các biện pháp thi công móng nhà liền kề đảm bảo sự an toàn hiệu quả, và bền vững mang đến kết quả thi công hoàn thiện và tối ưu hơn, hỗ trợ các bạn trong quá trình thực hiện và giám sát công trình thi công. Chúc các bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *