Diện tích sàn xây dựng được tính như thế nào?

Khi đi xin giấy phép xây dựng mọi người đều phải tính diện tích sàn xây dựng để ghi vào giấy phép xây dựng. Điều này cần phải được tính chính xác, nếu xảy ra sai sót sẽ rất khó được hoàn thành công trình xây dựng vì không đat yêu cầu  khi bên thẩm định xuống kiểm tra. Nhưng không phải ai cũng biết cách tính diện tích sàn xây dựng, vì vậy qua bài viết sau đây chúng tôi sẽ tổng hợp những cách tính và những thông tin hữu ích về diện tích sàn xây dựng đến với mọi người.

Thế nào là diện tích sàn xây dựng?

dien-tich-san-xay-dung

          Là tổng diện tích sàn xây dựng của tất cả các tầng trong nhà ( tầng mái, tầng kỹ thuật, tầng hầm,…), tính bao gồm cả diện tích hành lang, ban công,…tất cả tính vào diện tích sàn trong quy phạm mép ngoài tường.

          Diện tích sàn sẽ được tính trước khi xây dựng nhằm dự toán các chi phí để xây dựng công trình, và làm thủ tục để xin cấp phép thi công công trình.

Những quy định về cách tính diện tích sàn xây dựng

          Quy định về tính diện tích sàn nhà một tầng: đây là diện tích sàn trong phạm vi tính từ mép ngoài tường bao thuộc tầng, những phần diện tích cũng được tính trong diện tích sàn là diện tích hàng lang, lô gia và ban công.

          Quy định về cách tính tổng diện tích của ngôi nhà: chính là tổng diện tích của các tầng nhà, gồm tất cả các tầng hầm, tầng áp mái, tầng nửa hầm,…

Những cách tính diện tích sàn xây dựng

dien-tich-san-xay-dung

Công thức tính như sau:

Diện tích xây dựng = diện tích sàn xây dựng + diện tích khác như phần mái, phần móng, sân, tầng hầm.

Trong đó:

          Diện tích sàn: trong trường hợp đã đổ bê tông, sau phát sinh them lợp ngói tính thêm giá từ 30 đến 50% của một sàn; phần nào có mái che phía trên thì tính 100% diện tích; phần không có mái che nhưng có lót gạch nền được tính là 50% diện tích; Sàn trên 4m2 thì được tính như sàn bình thường; nếu dưới 4m2 thì được tính 70% diện tích; được tính 50% diện tích nếu sàn có diện tích 8m2 trở lên, còn lại là các ô trống trong nhà.

          Diện tích gia cố phần đất nền yếu: móng đơn tính 30% diện tích; diện tích cho đài móng trên nền cọc khoan nhồi, nền cọc bê tông cốt thép; móng băng 50% diện tích.

          Diện tích phần tầng hầm: đối với hầm có độ sâu nhỏ hơn 1m5 so với code đỉnh ram hầm thì tính là 150% diện tích; đối với hầm có độ sâu nhỏ hơn 1m7 so với code đỉnh ram hầm thì tính là 170% diện tích; đối với hầm có độ sâu nhỏ hơn 2m so với code đỉnh ram hầm thì tính là 200% diện tích; được tính theo đặc thù riêng, đối với hầm có độ sâu lớn hơn 3m so với code đỉnh ram hầm.

          Diện tích phần sân: đối với những phần sân trên 40m2 có đổ cột, đà kiềng, lát gạch nền, xây tường rào được tính 50% diện tích; dưới 40m2 có đổ cột, đà kiềng, lát gạch nền, xây tường rào được tính 70% diện tích; dưới 20m2 có đổ cột, đà kiềng, lát gạch nền, xây tường rào được tính 100% diện tích.

          Diện tích phần mái: Nếu phần mái đổ bê tông cốt thép thì tính là 50% diện tích phần mái, đối với diện tích có lát gạch và không lót gạch được tính là 60% diện tích của mái; đối với mái bê tông dán ngói tính là 85% trên diện tích nghiên của mái; mái ngói vì kèo sắt tính là 60% trên diện tích nghiên của mái; mái tôn tính là 30% trên diện tích nghiên của mái.

Những sai lầm trong cách tính diện tích sàn xây dựng

          Nếu tính sai diện tích của sàn xây dựng thì sẽ dẫn đến tính sai chi phí xây dựng dự trù của ngôi nhà cần phải trả. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế của gia đình.

          Một trong những sai lầm khác mà chủ đầu tư thường hay bị mắc phải đó chính là chọn phải nhà thầu không đủ uy tín, không có kinh nghiệm làm việc nhiều, vì thế dẫn đến việc tính toán chênh lệch nghiêm trọng giữa các phần thừa và diện tích sàn sử dụng, vì vậy khi chọn lựa nhà thầu, cần phải lựa chọn nơi có uy tín và có kinh nghiệm làm việc lâu năm và phong phú, được kiểm chứng qua nhiều công trình đã thực hiện.

Lời kết

Qua bài viết này đã chia sẻ đến các bạn cách tính diện tích sàn xây dựng thông dụng nhất trong các công trình xây dựng hiện nay. Tuy vậy, đối với mỗi nhà thầu khác nhau sẽ có sự thay đổi các hệ số giữa phần mái, móng, tầng hầm và sân khác nhau. Chính lẽ đó sẽ khiến cho công trình thi công có sự thay đổi. Vì vậy trước khi lựa chọn nhà thầu phù hợp, chủ đầu tư cần biết rõ cách tính diện tích sàn xây dựng của nhà thầu đó, sau đó mới xem giá tính trên m2. Qua đó sẽ lên kế hoạch tổng chi phí theo mỗi nhà thầu, sau đó chọn nhà thầu phù hợp nhất. Với các gói thầu khác nhau và đối với các nhà thầu khác nhau thì cách tính giá trên m2 cũng sẽ khác nhau. Nếu muốn tìm ra được nhà thầu chất lượng thì chủ đầu tư không cần quan tâm giá trên m2 mà nên xem xét kĩ giá trị hợp đồng và những hạng mục mà nhà thầu sẽ thực hiện trong gói thầu. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có những thông tin đầy đủ nhất về diện tích sàn xây dựng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *