Xác Định Chi Phí Thẩm Định Báo Cáo Kinh Tế Kỹ Thuật

Chi phí thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật về việc đầu tư và xây dựng được quy định dựa vào Thông tư số 209/2016/TT-BTC. Đối với thẩm định này, Bộ tài chính đưa ra yêu cầu về mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý cũng như sử dụng chi phí dùng trong thẩm định dự án đầu tư xây dựng. 

Xác định chi phí thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật

Để xác định chi phí thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với những dự án xây dựng hoặc công trình có quy mô nhỏ. Thì dựa vào vốn ngân sách Nhà nước được xác định theo hướng dẫn điểm A của khoản này. 

chi-phi-tham-dinh-bao-cao-kinh-te-ky-thuat

Những dự án đầu tư quy trình bắt buộc phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định. Khi cơ quan nhà nước không đủ điều kiện thẩm định thì sẽ nhờ sự giúp đỡ của chuyên gia tư vấn phục vụ trong công tác thẩm định. Bên cạnh đó có thể yêu cầu về chuyên gia thẩm định trước khi tiến hành thẩm định. 

Với điều kiện này thì nhà nước chỉ thu phí ở mức 50% so với mức thu phí tương ứng. Còn chi phí thuê chuyên gia, tư vấn thì được thực hiện theo đúng quy định mà Bộ xây dựng đưa ra. 

Chi phí thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật được tính như thế nào? 

Các chi phí thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật của dự án là tổng mức đầu tư và mức thu được quy định định tại điểm A, điểm D, điều khoản 4 Thông tư số 209/2016 TT-BTC. Do đó mức tính phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng sẽ là:

Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng = tổng mức đầu tư mức thu (mức thu theo tổng vốn đầu tư của dự án và được quy định tại mức thu phí ban hành. 

Đối với những công trình có quy mô nhỏ thì chi phí thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật sẽ dựa vào vốn ngân sách nhà nước được quy định tại điểm A, khoản 2 điều 4 của Thông tư số 209/2016/ TT-BTC.

Những trường hợp cần thẩm định chi phí báo cáo kinh tế kỹ thuật

  • Những dự án trong việc khai thác các, sỏi và có đơn vị chủ đầu tư thuộc hàng mục lập báo cáo kinh tế kỹ thuật.
  • Dự án thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng được quy định tại Điều 1 và 2 của Luật xây dựng 2014.
  • Quy định về dự án đầu tư xây dựng tại khoản 3 điều 52 của Luật xây dựng.

chi-phi-tham-dinh-bao-cao-kinh-te-ky-thuat

Đối với việc điều chỉnh dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước được quy định tại Điểm B, D của khoản 1, điều 61 Luật xây dựng 2014 ban hành như sau: 

  • Điều chỉnh thiết kế về cơ sở của dự án khi có ảnh hưởng trực tiếp đến các vị trí, địa điểm xây dựng, hướng tuyến, quy mô cũng như công năng sử dụng của công trình nằm trong dự án.
  • Chủ đầu tư cần giải trình, chứng minh hiệu quả bổ sung khi điều chỉnh dự án gồm: Hiệu quả tài chính, kinh tế – xã hội trong dự án sản xuất, kinh doanh, các dự án có yêu cầu thu hồi vốn và những dự án không có yêu cầu thu hồi vốn. 
  • Việc điều chỉnh dự án phải do các yếu tố trượt giá được quy định theo Nghị định của Chính phủ thông qua việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng 

Việc thẩm định dự án cùng thiết kế cơ sở được điều chỉnh tại quy định tại Điều 11 Nghị định này. Chủ đầu tư cần có trách nhiệm trong việc đề xuất điều chỉnh dự án, thiết kế cơ sở để người có thẩm quyền xem trước trước khi đưa ra quyết định. 

Lời kết

Theo pháp luật thì chủ đầu tư trong quá trình thi hành cần có trách nhiệm trong việc đề xuất điều chỉnh dự án. Để từ đó, những người có thẩm quyền sẽ xem xét và đưa ra chi phí thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật phù hợp. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *