Tìm Hiểu Giá Trị Văn Hóa Của Văn Miếu Quốc Tử Giám 

Văn Miếu Quốc Tử Giám là quần thể di tích trường học đầu tiên của nước ta. Đây không những là nơi chứa đựng những giá trị văn hóa của Văn Miếu Quốc Tử Giám mà còn là khu di tích được nhiều sĩ tử, học trò đến cầu may mắn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những giá trị văn hóa, lịch sử và kinh nghiệm tham quan Quốc Tử Giám qua bài viết sau đây. 

Văn Miếu Quốc Tử Giám là “cái nôi” giáo dục và đào tạo thời trung đại

Nếu bạn là một người đam mê khám phá những khu di tích thời xa xưa thì Văn Miếu là một trong những điểm đến tuyệt vời mà bạn không nên bỏ lỡ. Văn Miếu tọa lạc tại khu vực quận Đống Đa, Hà Nội ngay giữa 4 đường phố: Nguyễn Thái Học, Tôn Đức Thắng, Văn Miếu và Quốc Tử Giám. 

gia-tri-van-hoa-cua-van-mieu-quoc-tu-giam

Ngay từ thời xa xưa, Văn Miếu không chỉ là nơi thờ Khổng Tử mà còn là nơi chuyên đào tạo ra những người giữ những vị trí chủ chốt trong đất nước. Vào năm Canh Tuất, niên hiệu Thần Vũ thứ hai của triều Vua Lý Thánh Tông “ Vào mùa thu, tháng 8 đã cho dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ Phối. Ngoài ra còn vẽ tranh Thất Thập Nhị Hiền để 4 mùa cúng tế. Và Hoàng Thái Tử đã đến đây học.” 

Lúc xây dựng Văn Miếu, vua Lý Thánh Tông đã khẳng định đây không những là nơi thờ tự mà còn là nơi giáo dục. Văn Miếu được lập vào năm 1070 và Quốc Tử Giám là 1076. Đây là những mốc thời gian quan trọng trong việc đặt cơ sở cho nền giáo dục ở Việt Nam. 

Từ trước đến nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám luôn được tu sửa và không ngừng mở rộng. Vào năm 1236 thì Trần Thái Tông đã cho Phạm Ứng Thần là Thượng thư tri Quốc Tử Viện và đưa con em thần, tụng thần vào học tại đây. 

Tiếp tục theo dõi bài viết để khám phá những giá trị văn hóa của Văn Miếu Quốc Tử Giám qua bài viết dưới đây.

Giá trị văn hóa của Văn Miếu Quốc Tử Giám

gia-tri-van-hoa-cua-van-mieu-quoc-tu-giam

Giá trị lịch sử lâu đời

Nằm ở phía Nam của thành Thăng Long xưa, và được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông. Vào năm 1076, vua Lý Nhân Tông đã cho lập trường Quốc Tử Giám bên cạnh Văn Miếu, với mục đích là dạy học cho hoàng tử và những người tài trong đất nước. 

Từ đó, Văn Miếu Quốc Tử Giám được xem là trường học đầu tiên của Việt Nam. Đặt nền móng vững chắc trong việc dạy học và thi cử tìm kiếm người tài của đất nước. Có thể xem đây là nơi dùng để thờ tự Khổng Tử và là nơi chuyên tổ chức các kỳ thi tiến sĩ. 

Văn Miếu Quốc Tử Giám đã trải qua nhiều thời đại, từ thời Trần, Hậu Lê, Lê, đến thời Nguyễn. Với nhiều lần đổi tên và di dời thì cuối cùng cũng đã nằm ở vị trí như ngày nay. Đây là minh chứng cho sự thành lập kinh thành Thăng Long và trở thành biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt Nam. 

Khám phá khối kiến trúc cổ, độc, lạ

Vị trí hiện tại của Văn Miếu Quốc Tử Giám được xem là đắc địa bởi 4 mặt đều là những con phố đông người qua lại.  Dù nằm tại nơi đông vui, sôi nổi nhưng Văn Miếu vẫn giữ được vẻ đẹp yên tĩnh và trầm mặc vốn có. Diện tích của quần thể kiến trúc này lên đến 54.331 km2, bao gồm: Hồ Văn, vườn Giám và nội tự (khu Văn Miếu Quốc Tử Giám) được bao quanh bằng gạch vồ. Trong khuôn viên của Nội tự được chia thành 5 khu vực chính dưới đây.

Khu thứ 1: Thành Đức và Đạt Tài

Nếu đi từ cổng Văn Miếu đến cổng Đại trung sẽ là 3 gian lợp ngói và có 2 bên cổng nhỏ với tên gọi là Thành Đức và Đạt Tài.  

Khu thứ 2: Khuê Văn Các

Tại khu vực này, bạn sẽ thấy được sự nổi bật của Khuê Văn Các. Đây là nơi sở hữu công trình kiến trúc vô cùng độc đáo. Được xây dựng vào năm 1805 với 2 tầng, 8 mái và 4 mặt đều có cửa sổ tròn, hướng ra 4 phía. Tượng trưng cho hình ảnh các sao Khuê tỏa sáng một vùng trên nền mái lợp ngói ống. Khuê Văn Các đã trở thành đại diện cho biểu tượng của Hà Nội bởi nét văn hóa kiến trúc độc đáo. 

Khu thứ 3: Bia tiến sĩ 

gia-tri-van-hoa-cua-van-mieu-quoc-tu-giam

Đây là khu bia tiến sĩ được dựng vào năm 1484, nơi ghi họ tên và quê quán của hơn 1.307 vị Tiến sĩ của 82 khoa thi trước đó. Khu bia tiến sĩ cũng được xem là di tích nổi tiếng của Văn Miếu. Tên của các tiến sĩ được khắc trên loại đá màu xanh với những kích thước khác nhau và chạm khắc hoa văn vô cùng tinh xảo. 

Ngoài ra, trên mỗi tấm bia thường khắc một bài văn chữ Hán nhằm ca ngợi công ơn của các triều vua. Bia sẽ được đặt trên lưng rùa bởi rùa tượng trung cho Long, Ly, Quy, Phượng. Ngoài ra, loài rùa đại diện cho sự sống lâu cũng như sức khỏe nên việc đặt bia trên lưng rùa sẽ thể hiện được sự tôn trọng hiền tài và trường tồn mãi mãi. 

Do đó, bia tiến sĩ cùng lưng rùa đã trở thành một công trình kiến trúc đẹp và nổi bật tại quần thể kiến trúc Văn Miếu. 

Khu thứ 4: Sân Đại Bái 

Sân Đại Bái trước đây là nơi thờ tự của 72 vị học trò xuất sắc của Khổng Tử và Tu nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An. Khu cuối cùng trong sân chính là trường đại học đầu tiên của Việt Nam – Quốc Tử Giám.

Công trình kiến trúc của Văn Miếu “độc đao” bởi các công trình đều sử dụng gỗ lim, gạch đất nung và ngói mũi hài. Chất liệu xây dựng tạo cảm giác cổ xưa, cổ kính mà vô cùng tôn nghiêm. Dù đã qua nhiều lần tu sửa nhưng nó vẫn mang nét đặc trưng riêng biệt của thời Lê, Nguyễn. 

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ về giá trị văn hóa của Văn Miếu Quốc Tử Giám mà bạn quan tâm. Vào năm 2012 thì Văn Miếu Quốc Tử Giám đã được đưa vào danh sách 23 di tích Quốc gia đặc biệt. Bạn có thể tham quan Văn Miếu tất cả các ngày trong tuần nếu muốn tìm hiểu sâu hơn nét đẹp văn hóa thời xa xưa. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *