Nhiều người đã đặt ra câu hỏi là: trẻ bị ngã sưng trán phải làm sao hả bác sĩ? Việc trẻ em bị ngã là điều khá bình thường bởi trẻ em luôn có sự hiếu động nhất định. Chúng có thể vui vẻ, trêu đùa cùng các bạn hay chơi với anh chị trong gia đình. Tuy nhiên, trong quá trình vui chơi có xảy ra một chút vấn đề và ngã sưng trán là một hiện tượng khá phổ biến. Vậy làm thế nào để giúp trẻ khỏi sưng trán sau mỗi lần ngã như vậy, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nhé!
Trẻ bị ngã sưng trán phải làm sao?
Trước tiên, trẻ bị ngã sưng trán phải làm sao thì mỗi bố mẹ nên biết về những dấu hiệu của con trước.
Dưới đây là một số dấu hiệu khi trẻ ngã sưng trán có thể điều trị tại nhà như đau đầu, có cảm giác lâng lâng, chóng mặt, có thể gặp tình trạng buồn nôn, nghe như có tiếng chuông trong tao, quan trọng là thần kinh bình thường, phản ứng không có gì khác lạ.
Dưới đây là biểu hiện mà khi trẻ ngã sưng trán, bố mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế như:
- Càng lúc càng trở nên đau đầu, chóng mặt.
- Bé cảm thấy khó chịu hay cáu kỉnh một cách bất thường.
- Bé có hiện tượng nôn 2 – 3 lần/ngày.
- Trẻ gặp khó khăn khi đi lại, loạng choạng đi lại không vững
- Cơ thể bé có biểu hiện nhợt nhạt, kéo dài trong khoảng thời gian lâu.
- Chân tay dần mất sức.
- Ngoài ra còn có nhiều biểu hiện khác nhau tùy vào mức độ ngã nặng, nhẹ của bé.
Cách giải quyết trẻ bị ngã sưng trán phải làm sao?
Cách 1. Ba mẹ có thể dùng đá chườm lên vùng trán mà bé bị sưng. Lúc trẻ mới ngã, vùng trán có thể sẽ sưng to hơn bình thường vì vậy ba mẹ nhanh chóng lấy một chút đá rồi chườm cho con. Cách làm này sẽ giúp xoa dịu vết thương, đồng thời cũng có thể hạn chế tình trạng xuất huyết (tụ máu) dưới da.
Cách 2. Sử dụng nước ấm chườm lên vùng bị sưng. Giống với cách sử dụng đá để chườm thì dùng nước ấm để chườm cũng có tác dụng xoa dịu vết thương, vết sưng của trẻ.
Cách 3. Luộc trứng gà và lăn vào vết sưng khi trứng còn đang nóng. Bạn cũng có thể dùng một chiếc khăn xô bọc bên ngoài quả trứng nếu trứng quá nóng và bé không chịu được, sau đó có thể bỏ khăn xô ra khi trứng đã nguội dần để lăn cho bé.
Cách 4. Ba mẹ có thể sử dụng hỗn hợp nghệ tươi và phèn chua đắp lên vùng sưng cho con. Đây là cách làm đơn giản nhưng mang đến hiệu quá tốt bởi nó có thể kháng khuẩn, giảm sưng cho bé yêu sau những cú ngã “sưng đầu”.
Làm thế nào để phòng ngừa cho trẻ không bị ngã?
- Người lớn luôn phải quan sát trẻ nhỏ khi trẻ đang vui chơi.
- Đặt trẻ nhỏ trong cũi gỗ nếu không có ai trông bé.
- Sử dụng rào hoặc thanh cản ở những nơi như cửa sổ, cầu thang hoặc cửa chính để bé không ra khỏi nhà.
- Dạy trẻ không được trèo hay xô đẩy những thanh cản.
- Nếu trẻ ở độ tuổi biết lật, bò, đi không nên để bé một mình trên giường mà nên dùng những chiếc gối ôm để chặn bé cho bé khi ngủ.
- Không được để trẻ đứng trên ghế, bàn, những nơi cao,..
- Không cho trẻ đi lại khi sàn nhà ướt, trơn, trượt.
- Không có những hành động đùa nguy hiểm với trẻ nhưng xốc hay tung ngược trẻ lên.
Như vậy bài viết hôm nay đã hướng dẫn bạn cách trẻ bị ngã sưng trán phải làm sao? Khi thấy trẻ ngã, chúng ta phải quan sát những biểu hiện của bé để xem bé có thể xử lý tại nhà hay không hay phải đưa bé đến bệnh viện. Ngoài ra, chúng ta cũng cần để ý phòng ngừa cho trẻ để trẻ không bị ngã. Hy vọng với bài viết hôm nay, các bậc cha mẹ đã có thêm kiến thức giải quyết trẻ bị ngã sưng trán phải làm sao và có những cách phù hợp để ngăn ngừa cho trẻ không bị ngã nhé!