Kế toán quản trị là gì? Vai trò kế toán quản trị trong doanh nghiệp

Chúng ta đã biết được ít nhiều về Kế toán với một định nghĩa chung. Tuy nhiên, trong Kế toán có rất nhiều vị trí kế toán khác nhau, trong đó có Kế toán quản trị và Kế toán tài chính – 2 vị trí có vai trò và trách nhiệm tương đương nhau nhưng nhìn nhận kỹ sẽ có những điểm khác nhau. Bài viết này sẽ làm rõ về Kế toán quản trị có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp.

I. Tìm hiểu về ngành kế toán quản trị

ke-toan-quan-tri-la-gi-vai-tro-ke-toan-quan-tri-trong-doanh-nghiep-1

1. Kế toán quản trị là gì?

Đã bao giờ bạn tự hỏi về định nghĩa của kế toán quản trị trong kế toán là gì? Hiểu đơn giản, kế toán quản trị hay kế toán quản lý (tiếng Anh: Management Accountant) là vị trí chuyên môn trong kế toán.

Kế toán quản trị sẽ chịu trách nhiệm theo dõi và quan sát nhằm nắm bắt các vấn đề, đặc biệt là thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Từ đó đúc kết và truyền đạt lại cho cấp. Những thông tin kế toán quản trị cung cấp giúp cho doanh nghiệp xác định quy trình hoạt động tối ưu nhất, đưa ra được định hướng đúng đắn và chiến lược phát triển lâu dài.

2. Sự khác biệt với kế toán tài chính

Kế toán tài chính là quá trình thu thập, phân tích, xử lý và báo cáo những thông tin về tài chính cho các cấp lãnh đạo doanh nghiệp. Nhân viên kế toán tài chính sẽ ghi lại toàn bộ những giao dịch diễn ra của công ty để tổng kết lại những khoản đó và báo cáo cấp trên.

– Đối tượng: Thông tin của kế toán quản trị được nội bộ doanh nghiệp sử dụng triệt để như ban giám đốc, các cấp quản lý, giám sát viên,… Với kế toán tài chính thì ngược lại, thông tin sẽ được những người bên ngoài doanh nghiệp sử dụng như các cổ đông, người cho vay, khách hàng, nhà cung cấp và chính phủ (cơ quan thuế, cơ quan quản lý tài chính,…).

– Tính pháp lý: Với kế toán quản trị, pháp lý có tính nội bộ phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện của từng doanh nghiệp. Tính pháp lý của kế toán tài chính là phải tuân theo các quy định thống nhất đối với các hệ thống sổ, hoạt động ghi chép thông tin.

– Hình thức của thông tin: Kế toán quản trị thể hiện thông tin theo 2 hình thái giá trị và hiện vật nhằm phục vụ cho việc đưa ra quyết định của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với mục đích phản ánh về những chi phí phát sinh hay hoạt động kinh tế đã xảy ra thì thông tin được kế toán tài chính thể hiện dưới dạng giá trị.

– Cách thức báo cáo sử dụng: Kế toán quản trị phục vụ cho nội bộ doanh nghiệp nên được sử dụng để đi sâu vào từng bộ phận, từng khâu công việc của doanh nghiệp. Đối với kế toán tài chính, báo cáo sẽ được sử dụng để tổng hợp kết quả hoạt động của toàn doanh nghiệp.

– Kỳ báo cáo: Báo cáo của kế toán quản trị thường được thực hiện theo ngày, tuần, tháng, năm hay quý, tùy vào yêu cầu của doanh nghiệp. Còn kế toán tài chính bắt buộc phải thực hiện báo cáo định kỳ theo quý và mỗi đầu, cuối năm.

II. Mục tiêu của kế toán quản trị

ke-toan-quan-tri-la-gi-vai-tro-ke-toan-quan-tri-trong-doanh-nghiep-2

Kế toán quản trị chủ yếu phục vụ cho nội bộ doanh nghiệp, vì thế mà mục tiêu chính cũng sẽ hướng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Trong đó, có 2 vấn đề lớn mà bất kỳ nhà doanh nghiệp nào cũng quan tâm đó là chi phí họ cần bỏ ra và những gì họ nhận lại.

Do đó, mục tiêu của kế toán quản trị phải hướng đến việc tính toán các chi phí cho sản xuất, các hoạt động trong quy trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ. Để từ đó cho ra được giá thành của sản phẩm, dịch vụ hợp lý. Song song đó, kế toán quản trị phải nắm bắt được thị trường để vừa đáp ứng được nhu cầu, vừa tạo ra được cho sản phẩm sức cạnh tranh, nhất là về giá bán để từ đó dễ dàng mở rộng thị trường.

III. Tầm quan trọng của kế toán viên quản trị

ke-toan-quan-tri-la-gi-vai-tro-ke-toan-quan-tri-trong-doanh-nghiep-3

1. Đánh giá sản phẩm

Kế toán quản trị là người chịu trách nhiệm cung cấp những thông tin cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp cần xem xét sản phẩm, kế toán quản trị sẽ có thể trình bày những thông tin cần thiết và chính yếu nhất. Mục đích biết được những sản phẩm nào là thế mạnh của doanh nghiệp và cần phải khắc phục những điểm nào để sản phẩm tiếp cận với nhiều nhóm khách hàng hơn nữa.

2. Ra mắt sản phẩm mới

Kế toán quản trị là người phải thực sự có hiểu biết về thị trường và thường xuyên theo dõi những thay đổi của các tác nhân bên ngoài doanh nghiệp. Để rồi thông qua đó, họ tiến hành lập kế hoạch, chiến lược hợp lý cho sản phẩm. Bên cạnh đó, kế toán quản trị có trách nhiệm cung cấp một cách đầy đủ nhất những chi phí mà doanh nghiệp phải chi cho việc sản xuất, đóng gói hay các khâu chuẩn bị trước khi đưa ra thị trường.

3. Nhân sự

Nghe có vẻ không liên quan, nhưng kế toán quản trị còn là người chịu trách nhiệm tính toán mức lương cho nhân viên các phòng ban trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ sẽ phân tích số tiền mà doanh nghiệp phải chi trả cho nguồn nhân lực và khoản thu lại được từ nguồn nhân lực đó.

IV. Nội dung công việc của kế toán quản trị

ke-toan-quan-tri-la-gi-vai-tro-ke-toan-quan-tri-trong-doanh-nghiep-4

1. Nhiệm vụ của kế toán viên quản trị

Kế toán viên quản trị có nhiệm vụ thực hiện các công việc tính toán về chức chi phí mà doanh nghiệp cần phải chi trả cho một hoạt động như sản xuất bao gồm cả chi phí cố định và lưu động. Bên cạnh đó, cần phải phân tích rõ được các nguyên nhân gây ra những chi phí đó để đưa ra những giải pháp tối ưu. Sau đó, kế toán viên quản trị sẽ tính toán những chi phí phân bổ cho hoạt động, sản phẩm một cách hợp lý và thực tế cho doanh nghiệp. Cuối cùng là thực hiện nhiệm vụ đánh giá năng suất làm việc thông qua hệ thống kế toán.

2. Quá trình ra quyết định cho công việc

– Lập kế hoạch: Để thành công, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải có chiến lược làm việc cụ thể, kể cả ngắn hạn và dài hạn. Ban giám đốc thường là những người chịu trách nhiệm chính cho việc lập kế hoạch. Bên cạnh đó, các phòng ban cũng sẽ liên hệ trao đổi và hợp tác để đưa ra được chiến lược khả thi. Kế toán viên quản trị lúc này có nhiệm vụ xem xét và đóng góp ý kiến để hoàn thiện bản kế hoạch đó.

– Tổ chức công tác điều hành: Để đạt được hiệu quả trong công việc, doanh nghiệp cần phải có người điều hành công việc. Kế toán viên quản trị cùng với bộ phận nhân sự sẽ thực hiện việc tổ chức và quản lý nguồn lực tại công ty.

– Kiểm soát: Để mọi kế hoạch được diễn ra đúng định hướng, doanh nghiệp cần phải có bộ phận kiểm soát và quản lý. Ban giám đốc là người đánh giá công việc theo kế hoạch. Song song đó có sự tham gia của kế toán viên quản trị – người theo dõi công việc mỗi ngày nhằm đưa ra nhận xét và đánh giá chung về hoạt động kinh doanh cho bộ phận giám đốc cấp trên.

– Ra quyết định: Là người theo dõi, kiểm soát và quản lý, kế toán viên quản trị sẽ có trách nhiệm đưa ra quyết định trong một vài tình huống cấp bách. Điều này giúp cho công việc được giải quyết kịp thời và các tuyến việc không bị trì hoãn.

V. Để trở thành kế toán viên quản trị

ke-toan-quan-tri-la-gi-vai-tro-ke-toan-quan-tri-trong-doanh-nghiep-5

1. Nắm vững kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn

Kế toán nói chung là ngành đòi hỏi rất nhiều về kiến thức và kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn. Họ có vai trò quan trọng với công ty, do đó mà việc nắm vững những kiến thức chuyên ngành kế toán bao gồm phân tích tài chính, quản lý, và những nghiệp vụ liên quan là điều hết sức cần thiết.

2. Học thêm chứng chỉ ngành kế toán quản trị

Để có cơ hội thăng tiến hơn, bạn nên tìm hiểu và sở hữu cho mình một trong những chứng chỉ quốc tế dành riêng cho ngành kế toán. Điều này không chỉ giúp bạn nâng cao trình độ chuyên môn, mà còn giúp tăng giá trị bản thân, nhận được sự đánh giá cao từ cấp trên và ban lãnh đạo. Một số chứng chỉ rất phổ biến và được nhiều người lựa chọn hiện nay như ICAEW, ACA, CPA,…

3. Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp

– Khả năng phân tích logic: Một trong những công việc của kế toán quản trị là phân tích tài chính từ những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó sẽ có thể lập được kế hoạch cho doanh nghiệp trong việc cắt giảm chi phí. Bên cạnh đó, những hoạt động khác có thể được hoàn thành như kế hoạch đặt ra.

– Kỹ năng giao tiếp: Bất kỳ vị trí nào cũng cần phải có kỹ năng giao tiếp. Kế toán viên quản trị là người theo dõi và giám sát nhân viên nên càng cần phải giao tiếp tốt để trao đổi và hợp tác với đồng nghiệp ở các phòng ban khác. Bên cạnh đó còn giúp ích cho việc truyền đạt thông tin đến các cấp lãnh đạo, quản lý.

– Khả năng sắp xếp, tổ chức: Chịu trách nhiệm quản lý, giám sát, vì thế nên kế toán quản trị được yêu cầu phải biết cách tổ chức và sắp xếp công việc sao cho hợp lý, khoa học, cũng như biết ưu tiên công việc quan trọng hơn nhằm giải quyết triệt để. Thông qua đó có thể tổ chức làm việc hiệu quả hơn.

– Kỹ năng quản lý thời gian: Phải thực hiện rất nhiều công việc, nên kỹ năng quản lý thời gian sẽ giúp kế toán viên quản trị có thể hoàn thành được công việc nhanh chóng và đặt hiệu quả cao nhất. Kỹ năng quản lý thời gian và sắp xếp công việc giúp họ có thể hoàn thành công việc đúng trình tự, khoa học hơn.

4. Rèn luyện thái độ làm việc

Bên cạnh những kỹ năng mềm, thái độ làm việc cũng sẽ quyết định thành công của bạn. Kế toán quản trị là vị trí chịu trách nhiệm quản lý nhiều công việc, phải chịu trách nhiệm phân tích những con số. Do đó, để tránh được tình trạng “sai một li, đi một dặm” thì kế toán viên quản trị cần phải hết sức cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác trong công việc.

Đặc biệt, khi làm việc với tài chính – một vấn đề khá nhạy cảm, người nhân viên phải trung thực và nghiêm túc phản ánh đúng đắn về giá trị. Những thông tin ấy vô cùng quan trọng và liên quan đến pháp luật, vì vậy mà việc cung cấp chính xác để cùng doanh nghiệp phát triển hơn.

VI. Cơ hội nghề nghiệp kế toán quản trị

ke-toan-quan-tri-la-gi-vai-tro-ke-toan-quan-tri-trong-doanh-nghiep-6

Hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp có cả quy mô lớn lẫn nhỏ xuất hiện trên thị trường. Vì thế nên cơ hội việc làm của nhân viên kế toán quản trị cũng rộng mở và có nhiều sự lựa chọn hơn. Không những thế, sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm, bạn còn có thể thăng tiến lên nhiều vị trí quản lý quan trọng hơn như kiểm soát viên tài chính, giám đốc tài chính (CFO),…

Ngoài ra, vì kế toán quản trị đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức tổng hợp, do đó mà mức lương nhận được từ các doanh nghiệp không thấp. Tùy vào quy mô doanh nghiệp, và khả năng của mỗi cá nhân mà bạn sẽ nhận được lời đề nghị lương lên đến chục triệu đấy. Thế nên với những bạn yêu thích công việc kế toán, từ bây giờ nên tích cực trau dồi kiến thức, học tập thêm chứng chỉ và rèn luyện kỹ năng chuyên môn để tạo cơ sở thăng tiến nghề nghiệp trong tương lai nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *