Hàng hóa là gì? Hàng hóa có những thuộc tính nào?

Sự ra đời của hàng hóa gắn với quá trình phát triển của xã hội loài người. Vậy hàng hóa là gì, hàng hóa có những thuộc tính nào? Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm kiếm câu trả lời chính xác qua bài viết dưới đây nhé.

hàng hóa có những thuộc tính nào?

Hàng hóa là gì?

Karl Marx định nghĩa rằng hàng hoá trước hết là đồ vật có hình dạng, có khả năng làm thoả mãn nhu cầu con người nhờ vào các thuộc tính của nó. Để đồ vật có thể trở thành hàng hoá thì cần phải có: 

  • Tính hữu dụng đối với người sử dụng chúng
  • Giá trị (kinh tế)
  • Sự hạn chế để đạt được hàng hóa

hàng hóa có những thuộc tính nào? 1

Hàng hóa có thể tồn tại dưới dạng vật thể hoặc dạng phi vật thể. Từ khái niệm trên ta có thể rút ra được kết luận một đồ vật nếu muốn trở thành hàng hoá thì cần phải thỏa mãn đồng thời 3 yếu tố sau:

  • Hàng hóa phải là sản phẩm của quá trình lao động
  • Hàng hóa có thể giúp thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người 
  • Hàng hóa được trao đổi thông qua những hoạt động mua bán

Hàng hóa có những thuộc tính nào?

Khi đã hiểu được khái niệm về hàng hóa, chúng ta sẽ đi tìm hiểu xem hàng hóa có những thuộc tính nào? Hàng hóa có hai thuộc tính cơ bản là thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị.

Giá trị sử dụng

Giá trị sử dụng là có nghĩa là công dụng của hàng hóa có thể làm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Ví dụ: Giá trị sử dụng của quần áo là để mặc, nước là để uống. Mỗi vật thể đều có nhiều thuộc tính tự nhiên khác nhau, cho nên sẽ có nhiều giá trị sử dụng khác nhau. Gạo có thể dùng nấu cơm, nhưng cũng có thể là nguyên liệu trong việc sản xuất ra rượu. Thuộc tính giá trị sử dụng của hàng hóa không phải ngay một lúc đã phát hiện ra được hết, mà trải qua dần dần trong quá trình phát triển của khoa học – kỹ thuật.

Giá trị sử dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của vật thể đó quyết định. Thuộc tính này chỉ thể hiện khi con người sử dụng hoặc tiêu dùng hàng hóa. Con người dù ở bất kỳ thời đại nào thì cũng đều cần đến giá trị sử dụng khác nhau của hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của mình.

Một vật thể đã là hàng hóa thì bắt buộc phải có giá trị sử dụng, nhưng không phải vật nào có giá trị sử dụng cũng là hàng hóa. Ví dụ không khí rất quan trọng đối với con người, có giá trị sử dụng song nó không phải là hàng hóa. Như vậy, một vật được coi là hàng hóa thì giá trị sử dụng của nó phải được sản xuất ra để bán, trao đổi.

Giá trị

Để hiểu được thuộc tính giá trị hàng hóa chúng ta sẽ đi tìm hiểu từ giá trị trao đổi. 

Ví dụ: 1 mét vải = 10kg thóc.

Khi hai hàng hóa là vải và thóc khác nhau nhưng vẫn có thể trao đổi được với nhau, thì phải có một điểm chung nào đó. Cái chung ở đây không phải là giá trị sử dụng, tuy cả hai hàng hóa này đều khác nhau về giá trị sử dụng của chúng đều là điều kiện cần thiết của sự trao đổi. Cả vải và thóc đều là sản phẩm từ lao động. Để sản xuất ra vải và thóc thì người thợ thủ công và người nông dân cần phải hao phí lao động nhất định để sản xuất ra chúng. Hao phí lao động chính là cơ sở chung để so sánh giữa vải với thóc và dùng để trao đổi giữa chúng với nhau.

Người ta cho rằng hao phí lao động để sản xuất ra 1m vải bằng hao phí lao động để sản xuất ra 10kg thóc. Hao phí lao động để sản xuất ra hàng hóa ẩn giấu trong chính là giá trị của hàng hóa đó. Từ những phân tích trên chúng ta có thể kết luận rằng giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa được kết tinh ở trong hàng hóa.

hàng hóa có những thuộc tính nào? 2

Như vậy, vật thể nào không có hao phí lao động của con người sản xuất kết tinh trong đó thì sẽ không có giá trị. Những thành phẩm nào hao phí lao động để sản xuất ra chúng càng nhiều thì đồng nghĩa giá trị càng cao. Giá trị hàng hóa chính là sự biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa. Thuộc tính giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị. Nếu giá trị sử dụng của hàng hóa là thuộc tính tự nhiên, thì ngược lại giá trị là thuộc tính xã hội.

Hàng hóa là sự thống nhất giữa hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị, tuy nhiên đây là sự thống nhất đối lập. Người làm ra hàng hóa đem đi bán chỉ quan tâm đến thuộc tính giá trị do mình làm ra còn người mua hàng hóa lại chỉ quan tâm đến giá trị sử dụng của hàng hóa đó. 

Với những chia sẻ trên đây chúng tôi hy vọng bạn đọc đã có thể hiểu rõ khái niệm về hàng hóa và trả lời được câu hỏi hàng hóa có những thuộc tính nào? Hãy theo dõi thêm nhiều bài viết khác của chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *