Ngày nay, một trong những hình thức đấu thầu tương đối phổ biến là đấu thầu hạn chế. Vậyđấu thầu hạn chế là gì? Làm thế nào để đấu thầu hạn chế đúng luật? Với bài viết này, Viện quản lý xây dựng sẽ giúp bạn giải quyết những vướng mắc đó.
Đấu thầu hạn chế là gì? Phạm vi áp dụng
Như đã đề cập qua ở trên, với tình hình kinh tế hiện nay ở Việt Nam, đấu thầu hạn chế là một trong 3 hình thức đấu thầu phổ biến. Theo Điều 21 (Luật Đấu thầu), Đấu thầu hạn chế là một hình thức đấu thầu mà trong đó sẽ giới hạn nhà thầu tham gia theo một số lượng nhất định. Tối thiểu là phải có 3 nhà thầu tham gia dự thầu đấu thầu hạn chế.
Phạm vi áp dụng trong đấu thầu hạn chế:
Hình thức đấu thầu hạn chế này chỉ được phép áp dụng trong trường hợp gói thầu đưa ra có yêu cầu cao về đáp ứng kỹ thuật hoặc có những đặc thù riêng mà chỉ có số ít nhà thầu mới có thể và có đủ năng lực để đáp ứng được tiêu chuẩn này.
Trình tự thủ tục đấu thầu hạn chế đúng luật
Bởi vì phạm vi áp dụng của hình thức đấu thầu hạn chế có sự giới hạn về mặt chuyên môn, kỹ thuật đối với những nhà thầu. Vì thế, khi muốn lập hồ sơ đấu thầu hạn chế, chủ đầu tư hoặc bên mời thầu có thể bỏ qua một số bước cơ bản như sơ tuyển hay thông báo mời thầu… và tiến thẳng vào bước lập danh sách ngắn trong trình tự những bước đấu thầu luôn.
Trong đấu thầu hạn chế, danh sách ngắn là danh sách những nhà thầu được mời tới tham dự thầu. Quy trình đưa ra danh sách rút gọn trong đấu thầu hạn chế như sau:
- Lập và phê duyệt danh sách ngắn: danh sách ngắn đối với đấu thầu hạn chế thì cần phải đưa ra ít nhất 3 nhà thầu có đủ năng lực, những kinh nghiệm cần đáp ứng để đáp ứng yêu cầu của gói thầu và phải có nhu cầu tham dự gói thầu được đưa ra.
- Công bố danh sách nhà thầu và đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của Luật Đấu thầu.
- Lưu ý rằng, những nhà thầu có tên trong danh sách ngắn là những nhà thầu độc lập. Và tuyệt đối, họ không được phép liên kết với nhau để cùng tham dự thầu.
Thời hạn nộp hồ sơ dự thầu khi đấu thầu hạn chế
Hiểu được thuật ngữ đấu thầu hạn chế là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu thời hạn nộp hồ sơ của loại đầu thầu này. Vì pháp luật không quy định thời hạn nộp hồ sơ dự thầu, nên điều này là do bên mời thầu ấn định. Cần có một khoảng thời gian cụ thể và phù hợp để những nhà thầu có khả năng chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chính xác và nộp đúng thời hạn đã đưa ra.
Các bước cần làm khi đã mở thầu đối với đấu thầu hạn chế
Khi đã có trong tay hồ sơ của những nhà thầu đủ tiêu chuẩn tham dự thầu, bên mời thầu cần làm 3 việc theo trình tự như sau:
- Công khai mở thầu với những hồ sơ đã nộp đúng thời hạn, đúng yêu cầu.
- Tiến hành chấm thầu đối với những hồ sơ đủ điều kiện.
- Thông báo kết quả trúng thầu và đi đến việc ký kết hợp đồng.
Đó là những điểm mấu chốt cần phải lưu ý khi mở thầu và tham dự thầu đối với hình thức đấu thầu hạn chế này.
Ưu và nhược điểm trong hình thức đấu thầu hạn chế là gì?
Trong 3 hình thức đấu thầu, hình thức nào cũng có những mặt lợi và mặt hại riêng cho bên mời thầu và bên dự thầu. Vậy với hình thức đấu thầu hạn chế thì sao? Ưu điểm và nhược điểm của loại hình này ra làm sao?
Ưu Điểm
- Khi lựa chọn hình thức đấu thầu này, bên mời thầu sẽ đem về nhiều lợi thế hơn cho mình. Họ sẽ tiết kiệm được rất nhiều về mặt thời gian và những khoản chi phí.
- Ngoài ra, những thủ tục đấu thầu sẽ được rút ngắn bớt đi, được phép bỏ qua một vài bước vì tính đặc thù của gói thầu.
Nhược điểm
Chắc chắn một điều rằng, song hành với ưu điểm bao giờ cũng phải có những mặt chưa hoàn hảo, chưa tốt. Nếu lựa chọn hình thức đấu thầu hạn chế này, bên mời thầu phải chấp nhận vài nhược điểm như sau:
- Vì tính đặc trưng của gói thầu nên sự lựa chọn nhà thầu không hề dễ dàng chút nào. Thực tế đã có nhiều trường hợp, bên mời thầu không thể chọn được nhà thầu phù hợp cho gói thầu của mình.
- Hình thức đấu thầu hạn chế không thể tạo ra được môi trường cạnh tranh gay cấn cho những nhà thầu. Vì vậy, hiệu quả của hoạt động đấu thầu có thể sẽ giảm thấp và không được như ý.
Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin và đặc điểm quan trọng về đấu thầu hạn chế là gì mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn đọc. Mong rằng, với bài viết này, những chủ đầu tư hay bên mời thầu sẽ hiểu rõ được đấu thầu hạn chế là gì và tìm ra được những thông tin có ích. Nếu bạn muốn tham khảo thêm về đấu thầu, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ ngay lúc này.