Tổng hợp các biển báo giao thông đường bộ full sẽ là tài liệu cần thiết để giúp bạn tránh được những nhầm lẫn và mất tiền oan trong quá trình tham gia giao thông. Có rất nhiều biển báo khác nhau xuất hiện ngoài đường, mỗi loại biển báo lại có ý nghĩa riêng. Dù những ký hiệu khó nhớ đến đâu đi nữa thì chỉ cần bỏ ra vài phút đọc bài viết này, bạn có thể hiểu hết được ý nghĩa của chúng!
Tổng hợp hình ảnh và ý nghĩa các biển báo giao thông đường bộ full
Biển báo cấm
Trong các biển báo giao thông đường bộ full thì biển báo cấm hầu như đều có viền đỏ, nền trắng, hình vẽ trên nền có màu đen biểu thị cho điều cấm hoặc hạn chế các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ qua lại.
Hiệu lực của biển báo cấm có thể có giá trị trên mọi làn đường, hoặc chỉ trên một hay một số làn của một chiều xe đi. Các làn đường này phải được đánh dấu một cách riêng biệt bằng các vạch kẻ dọc liền trên mặt đường xe chạy. Nếu hiệu lực của biển báo chỉ hạn chế trên một hay một số làn đường, thì phải thực hiện theo biển và biển phụ số 504 đặt ở gay dưới biển chính.
Biển báo cấm dùng để biểu thị những điều cấm. Người sử dụng cần phải chấp hành những điều được quy định trên biển báo, không được làm trái. Nhóm biển báo cấm này bao gồm 39 kiểu và được đánh số thứ tự biển số từ 101 đến 139.
Biển báo nguy hiểm
Biển báo nguy hiểm có hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, trên biển có hình vẽ màu đen mô tả sự báo hiệu phía trước có nguy hiểm đến người tham gia giao thông trên đường để có biện pháp ngăn chặn và xử lý. Nhóm biển báo nguy hiểm gồm 47 loại, được đánh số thứ tự biển báo từ 201 đến 247.
Biển hiệu lệnh
Nhóm biển hiệu lệnh trong các biển báo giao thông đường bộ full có hình tròn, nền xanh và hình vẽ trắng. Biển hiệu lệnh để báo cho người tham gia giao thông các hiệu lệnh phải thi hành trên đường bộ. Biển hiệu lệnh bao gồm 10 kiểu và được đánh số thứ tự biển báo từ 301 đến 310.
Biển chỉ dẫn
Nhóm biển chỉ dẫn thì có hình vuông hoặc là hình chữ nhật, nền xanh, trong đó hình vẽ có màu trắng. Biển chỉ dẫn có chức năng chỉ hướng đi hoặc những lưu ý cần biết để thông báo đến người đi đường biết các định hướng cần thiết hoặc những chỉ dẫn có ích khác, đồng thời giúp cho việc điều khiển giao thông trên đường dẫn ra được thuận lợi hơn, đảm bảo an toàn trong chuyển động. Nhóm biển chỉ dẫn có 48 kiểu và được đánh số thứ tự từ 401 đến 448.
Biển báo phụ
Biển báo phụ cũng có hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền trắng, viền đen, hình vẽ có màu đen, thường nằm bên dưới các biển chính với tác dụng bổ sung hay làm rõ ý nghĩa biển chính. Biển phụ thường được đặt chung với các biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn, biển hiệu lệnh nhằm giúp người đi đường hiểu rõ hơn ý nghĩa biển chính. Biển phụ gồm có 10 loại được đánh số thứ tự từ 501 đến 510, và có các kích thước khác nhau.
Vạch kẻ đường
Vạch kẻ đường cũng nằm trong các biển báo giao thông đường bộ full giúp hướng dẫn và điều khiển giao thông trên đường, đảm bảo cho xe đi lại lưu thông và sự an toàn cho người tham gia giao thông. Vạch kẻ đường có thể đứng độc lập hoặc có thể được đặt chung với các loại biển báo khác hoặc với đèn chỉ huy giao thông. Nếu ở một đoạn đường vừa có vạch kẻ đường vừa có biển báo thì người lái xe cần phải tuân thủ theo biển báo hiệu.
Vạch kẻ đường chia thành 2 loại: vạch nằm ngang và vạch nằm đứng.
Biển báo nằm trên các tuyến đường cao tốc
Đường cao tốc chỉ dành cho xe cơ giới chạy với với tốc độ cao, có dải phân cách chia hai chiều ngược nhau riêng biệt của hai làn xe chạy ngược nhau và không giao cắt cùng một mức đường khác. Do vậy, khi lái xe trên các tuyến đường đường cao tốc này, bạn sẽ thấy hệ thống biển báo khác biệt nhiều so với những biển báo trên đường bình thường.
Đây là bài viết tổng hợp tất cả những hình ảnh cũng như ý nghĩa về các biển báo giao thông đường bộ full dành cho bạn tham khảo. Mỗi nhóm biển báo đều có đặc điểm riêng, do đó bạn có thể căn cứ vào những chia sẻ mà chúng tôi đưa ra trên đây để hiểu và thực hiện các hiệu lệnh khi tham gia giao thông. Chúc các bạn sẽ sớm thành thạo những quy tắc trên!