Kiến thức hóa học: chất rắn không màu dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường

Hóa học là môn học khá lý thú đòi hỏi tư duy cao được các bạn học sinh khá ưa thích. Tuy chỉ gồm những nguyên tố cố định nhưng khi chúng kết hợp lại thành những chất khác nhau thì lại có đặc điểm và tính chất khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về chất rắn không màu dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường. Đây sẽ là kiến thức thường được lồng ghép ở phần trắc nghiệm của đề thi Hóa THPT quốc gia về chọn chất hoặc khử bằng quỳ tím để phân biệt chất. Các bạn học sinh cần nắm rõ đặc tính của một số chất để có nền tảng kiến thức hóa học vững vàng hơn nhé!

Chất rắn là gì?

Chất rắn được định nghĩa là một chất hoặc một vật không chảy. Trong số những chất rắn phổ biến trong tự nhiên phải kể đến cả băng, thép và gỗ. Một chất rắn là chất có thể bẻ cong, kéo dài ra hoặc co lại. Khác với chất lỏng hay chất khí, chất rắn ở trạng thái cố định, nó không thể dàn theo hình dạng bất cứ một vật chứa nào.

chất rắn không màu dễ tan trong nước kết tinh ở điều kiện thường là

Trạng thái rắn là một trong ba trạng thái thường thấy của các chất, có đặc điểm tính chất phản kháng lại sự thay đổi hình dạng, kết cấu cố định. Các chất ở trạng thái rắn được gọi chung là chất rắn. Các vật thể được cấu tạo từ chất rắn (hoặc vật rắn) có đặc điểm hình dạng ổn định.

Ở mức độ vi mô, chất rắn bao gồm những đặc tính:

  • Các phân tử hay nguyên tử có vị trí nằm sát nhau.
  • Chúng có vị trí trung bình trong không gian tương đối cố định so với nhau, tạo nên tính chất giữ nguyên hình dáng của vật rắn.

Nếu tác dụng một lực đủ lớn lên vật rắn, các tính chất trên có thể bị phá hủy và vật rắn biến dạng. Các phân tử hay nguyên tử của vật rắn có dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó. Khi nhiệt độ tăng cao, dao động mạnh có thể phá hủy tính chất vốn có của chất rắn và chất rắn có thể chuyển pha sang trạng thái lỏng.

Chất rắn không màu dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường

H2NCH2COOH: glyxin là chất rắn, không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường.

Định nghĩa: Glyxin (kí hiệu là Gly) được xem là một trong những amino axit đơn giản nhất có công thức hóa học là NH2-CH2-COOH. Glyxin được nhóm là một trong những axit amin protein genogen.

Công thức phân tử: C2H5NO2.

Công thức cấu tạo của Glyxin: NH2-CH2-COOH.

chất rắn không màu dễ tan trong nước kết tinh ở điều kiện thường là

Tên gọi:

  • Tên gọi thay thế: Axit aminoetanoic.
  • Tên gọi bán hệ thống: Axit aminoaxetic.
  • Tên thường: Glyxin.

Kí hiệu: Gly.

Tính chất vật lý và phương pháp nhận biết

Glyxin là chất rắn kết tinh không có màu, mang vị ngọt, không phân cực, không quang. Có thể kết tinh trong nước ở nhiệt độ bình thường nên có thể dễ dàng nhận biết mà không thông qua các phản ứng hóa học phức tạp.

Tính chất hóa học 

  • Tác dụng được với dung dịch bazơ (do có nhóm COOH):

H2N-CH2-COOH + NaOH → H2N-CH2-COONa + H2O

  • Tác dụng trao đổi với dung dịch axit (do có nhóm NH2):

H2N-CH2-COOH + HCl → ClH3N-CH2-COOH

  • Phản ứng este hóa nhóm COOH:

H2N-CH2-COOH + C2H5OH (khí HCl)⇒ ClH3N-CH2COO-C2H5 + H2O

  • Phản ứng của NH2 với HNO2:

H2N-CH2-COOH + HNO2 → HO-CH2-COOH + N2 + H2O

Điều chế Glyxin

Glyxin được sản xuất đại trà trong công nghiệp bằng cách cho axit chloroacetic tác dụng với amoniac. Mỗi năm khoảng 15 triệu kg Glyxin được sản xuất theo cách này.

ClCH2COOH + 2NH3 → H2NCH2COOH + NH4Cl

Chất rắn không màu dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường chính là Glyxin. Việc tìm hiểu thêm cấu tạo, cách điều chế sẽ giúp bạn nhận biết rõ ràng hơn sự khác biệt của hợp chất hữu cơ này với các chất khác cùng nhóm. Không có sai sót khi điều chế hoặc viết các phương trình hóa học có liên quan đến Glyxin.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *